Máy quét mã vạch 1D và 2D khác nhau như thế nào? Doanh nghiệp bạn nên lựa chọn loại máy quét nào để tối ưu hoạt động kinh doanh? Cùng chuyên gia iConnect tìm đáp án trong bài viết bên dưới nhé!
Mã vạch 1D và mã vạch 2D
Mã vạch là một chuỗi thông tin được mã hóa dưới dạng chữ, số hay hình có thể nhìn thấy được trên bề mặt tem nhãn và được đính lên hàng hóa hay sản phẩm ở các chuỗi cửa hàng bán lẻ: siêu thị, shop áo quần, mỹ phẩm, trang sức... Mục đích của mã vạch là để cung cấp thông tin cho người tiêu dùng về hàng hóa họ đang sử dụng như: tên sản phẩm, xuất xứ, hạn sử dụng, chất liệu….
Mã vạch 1D
Mã vạch 1D (còn gọi là mã vạch tuyến tính) là những mã vạch chứa những đường thẳng song song thường đi kèm chữ số bên dưới như Code 39, Code 128, EAN hay UPC…
Mã vạch tuyến tính một chiều (1D), với các đường đen xen kẽ khoảng trắng đã được sử dụng từ năm 1974. Máy quét Laser 1D lần đầu tiên được phát triển để phản xạ ánh sáng và trả lại thông tin cho máy quét. Mã vạch tuyến tính 1D chỉ có thể chứa tối đa 25 ký tự.
Mã vạch 2D
Mã vạch 2D là những mã vạch chứa những ký tự hình học gồm các ô vuông đan xen với nhau tạo thành hình ảnh không gian nhất định. Điển hình là các loại mã QR, mã vạch ma trận (data matrix), PDF417,...
Mã vạch 2D có thể chứa tới 2.000 ký tự hoặc hơn vì chúng đọc thông tin theo chiều ngang và chiều dọc.
Các công nghệ quét mã mã vạch 1D và 2D
Máy quét Laser 1D - Máy quét mã vạch Laser 1D có chi phí thấp, tuy nhiên chúng bị hạn chế về khả năng quét ở khoảng cách từ 5cm đến 40cm với mã vạch 1D. Công nghệ laser thu nhận thông tin bằng ánh sáng phản xạ, có tốc độ quét nhanh chóng với các mã vạch không bị hư hỏng. Nói cách khác công nghệ này quét nhanh nhưng khả năng sửa lỗi kém.
Cảm biến ảnh tuyến tính 1D (1D Linear Imager) - Cảm biến ảnh tuyến tính 1D sử dụng công nghệ CCD tương tự như máy ảnh kỹ thuật số. Hàng trăm cảm biến ánh sáng sẽ thu nhận và chuyển đổi hình ảnh thành dữ liệu. Dòng máy quét này có thể chụp mã vạch kém hoặc bị hỏng ở khoảng cách lớn hơn 50cm trong một số trường hợp. Về cơ bản, máy quét mã vạch sử dụng cảm biến ảnh là sự lựa chọn tốt hơn so với máy quét Laser 1D, với chi phí gần như tương đương.
Cảm biến ảnh khu vực 2D (2D Area Imager) - Cảm biến ảnh khu vực 2D ghi lại hình ảnh chi tiết và thông minh hơn. Chúng có thể chụp mã vạch theo bất kỳ hướng nào từ cách xa hơn 60cm, giảm công sức quét. Máy quét mã vạch dùng công nghệ chụp ảnh khu vực 2D cũng có thể đọc mã vạch trên màn hình máy tính hoặc màn hình điện thoại. Với hiệu suất được cải thiện đáng kể dòng máy quét mã vạch này trở thành lựa chọn thông minh để sử dụng lâu dài. Máy quét mã vạch 2D có thể đọc bất kỳ loại mã vạch nào bao gồm 1D, 2D, bao gồm các mã QR, Data matrix và các mã phổ biến khác.
Cách lựa chọn máy quét mã vạch phù hợp
Tùy thuộc vào môi trường làm việc, khoảng cách quét và số lượng quét cần thực hiện mỗi ngày. Có nhiều lựa chọn trong mỗi loại từ có dây đến không dây, không dùng pin hoặc có thể sạc lại. Xin liên hệ iConnect để được tư vấn nhanh nhất có thể.
Trước khi lựa chọn loại máy quét mã vạch phù hợp, hãy liệt kê các câu hỏi dưới đây:
- Môi trường sử dụng: Cửa hàng bán lẻ, nhà máy, cửa hàng, nhà kho.
- Độ bền của máy (thường ở môi trường sản xuất công nghiệp cần độ bền cao hơn, "nồi đồng cối đá hơn")?
- Đọc loại mã vạch nào?
- Cần máy quét mã vach có dây hoặc máy quét mã vạch không dây?
- Có bao nhiêu lần quét mỗi ngày? (xác định thời lượng pin với máy quét không dây)
- Có cần quét từ khoảng cách xa hay không?
- Bạn có cần nhiều máy quét với đế sạc không?
- Máy quét không dùng pin sạc nhanh có mang lại lợi ích không?